Bếp Từ An Toàn Hay Không?

Thiết bị nào cũng vậy, bếp từ an toàn hay không là do người sử dụng. Bếp Hàng Hiệu sẽ phân tích để các bạn hiểu bếp từ an toàn không hay cũng như hiểu hơn về bếp từ.

Theo giáo sư vật lý Nguyễn Xuân Chánh, nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, khi các cuộn dây cảm ứng được kết nối với nguồn điện sẽ phát ra từ trường. Điện từ trường dao động khiến các electron có trong dụng cụ nấu bằng kim loại chuyển động qua lại cực nhanh làm cho dụng cụ nấu đủ nóng để nấu thức ăn. Các cuộn dây và mặt bếp bằng gốm thủy tinh chịu nhiệt che phủ cuộn dây không bị nóng bởi chúng không có chứa vật liệu nhiễm từ.

Giáo sư Chánh cho biết bếp từ phát ra sóng điện từ trung tần. “Khi phát ra, sóng đi là là trên mặt bếp nấu (vòng tròn mặt bếp), không lan rộng ra không trung và chỉ làm nóng đáy nồi tiếp xúc trực tiếp mặt bếp cho nên không có hại”, giáo sư Chánh khẳng định.

Bếp từ hoạt động trên nguyên lý làm nóng bằng cảm ứng của sóng điện từ. Do vậy, bếp không tỏa khói, an toàn, hạn chế cháy nổ. Bề mặt bếp thường được làm bằng sứ cao cấp hoặc kính chịu nhiệt nên rất dễ vệ sinh, kể cả khi đang nấu. Các nút điều chỉnh nhiệt độ với nhiều chức năng: nấu cháo, lẩu, xúp, chiên, xào… được điều khiển qua màn hình LCD và một số chức năng tiện ích khác như hẹn giờ tự tắt.

Các so sánh cho thấy, hiệu suất đun nóng của các loại bếp khác nhau, trong đó bếp từ tiết kiệm nhiên liệu cao hơn các loại bếp: cụ thể bếp gas là 40%, bếp cồn 48%, lò vi sóng là 70%, và bếp từ đạt tới 90%. Công suất của bếp thường ở mức 1.800W – 2.000W nên mức độ tiêu thụ điện lớn. Vì thế, để đảm bảo sử dụng bếp từ an toàn , phải dùng các phích cắm ổ cắm riêng. Dây điện phải chịu được tải của công suất bếp từ, với tiết diện tối thiểu 0,75mm2 để đảm bảo sử dụng bếp từ an toàn. Không sử dụng bếp từ bằng những nguồn điện không ổn định dễ gây cháy hỏng các thiết bị điện.